Nhân dịp VTV Phú Yên về làm phóng sự nghề gốm cổ truyền ở làng nghề truyền thống An Nhơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tôi đã hướng dẫn các phóng viên đến làng nghề để tác nghiệp.
Xin giới thiệu vài hình ảnh về cái nghề cổ truyền này, hoàn toàn làm thủ công, không dùng điện từ khâu tạo hình sản phẩm đến đốt lò, đúng theo cái nghĩa của cái nghề truyền thống cổ truyền. Sản phẩm gốm làm ra cũng là các sản phẩm cổ truyền mà dân Việt ta đã dùng hàng ngàn năm nay, thị phần của sản phẩm này đa số là cho các hộ nghèo ở các tỉnh duyên hải Trung Bộ và Cao Nguyên. Thu nhập của người thợ làng nghề thấp, phần đông là nữ giới lớn tuổi tham gia. Vì cái nghiệp của cha ông, và cũng vì lẩn quẩn loanh quanh với đất sét và gốm nên còn vương vấn với cái nghề "xưa như trái đất" này!
Nào xin mời xem hình để biết thêm cái nhọc nhằn của cái nghề gốm cổ truyền nghèo khó này:
Đầu tiên là tạo hình sản phẩm bằng bàn xoay bằng gỗ cổ truyền:
Ảnh 1: Bàn xoay tạo hình sản phẩm
Ảnh 2: Chân vừa xoay bàn, tay nhào đất; còn người kia dựng hình sản phẩm
Ảnh 3: Thân ấm sau khi xoay tạo hình
Ảnh 4: Hong phơi sản phẩm cho khô
Ảnh 5: Chuốt nạo làm tinh, hoàn chỉnh sản phẩm
Ảnh 6: Tạo hình lò than củi bằng tay - thủ công
Ảnh 7: Làm nguội sản phẩm lò than
Ảnh 8: Hong phơi cho khô
Ảnh 9: Hong phơi cho khô ấm đất
Ảnh 10: Hong khô là than-củi
Sau khi sản phẩm đã hong thật khô thì chất xếp vào lò nung, lò nung cũng là kiểu lò cổ truyền:
Ảnh 11: Vào lò
Ảnh 12: Vào lò
Ảnh 13: Vào lò
Ảnh 14: Vào lò
Ảnh 15: Vào lò
Ảnh 16: Nụ cười chất phát của người thợ gốm
Theo: langhe.vnweblogs.com
Số lượt xem: 3981
(Bài được đăng bởi administrator)
Các tin liên quan: